LinkedIn là một mạng lưới chuyên nghiệp phủ sóng toàn cầu với hơn 756 triệu thành viên trong hơn 200 quốc gia. Hơn 57 triệu công ty sử dụng nền tảng này để quảng bá hàng triệu những công việc khác nhau.Nhưng LinkedIn còn hơn cả một không gian lý tưởng cho những người tìm việc có thể xây dựng những mối quan hệ và mạng lưới chuyên nghiệp, cung như tìm kiếm cơ hội việc làm. Nó đồng thời là một phương pháp để kết nối với nhà tuyển dụng, những người có thể giúp đỡ bạn trên con đường sự nghiệp.Ở dưới đây chúng tôi đã khám phá ra vai trò và tầm quan trọng của nhà tuyển dụng và cách để có thể tiếp cận họ một cách hợp lý thông qua LinkedIn.
Nếu bạn là một người săn việc làm, bạn cần chuyên tâm nuôi dưỡng mối quan hệ với những nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng là bước đầu tiên cần vượt qua để bạn có thể đến được vị trí mình mong muốn, nhưng họ đóng vai trò là người cố vấn trong suốt quá trình tuyển chọn. Họ có thể làm việc với bạn để chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng gặp quản lý. Ví dụ, họ có thể đưa ra những hướng dẫn về phép xã giao trong buổi phỏng vấn, cách đàm phán về lương bổng, văn hoá công ty, những kỳ vọng và trang phục phù hợp.
👉Những kiểu nhà tuyển dụng.
Trước khi quyết định làm việc với nhà tuyển dụng, sẽ rất quan trọng để hiểu được 3 kiểu nhà tuyển dụng sau:
Theo như nghiên cứu của Jobvite về nhà tuyển dụng năm 2020, 72% nhà tuyển dụng lên kế hoạch sử dụng LinkedIn cho việc tìm kiếm ứng viên và tuyển dụng của họ. Nền tảng này đồng thời tiếp tục là trọng tâm đầu tư tuyển dụng chính cho các công ty lớn. Vậy nên dù bạn có theo đuổi cơ hội việc làm một cách chủ động hay không thì việc học cách để sử dụng LinkedIn một cách hiệu quả để có thể nằm trong tầm ngắm của nhà tuyển dụng thực sự vô cùng đáng giá.
Nếu bạn đang trong thời điểm nhàn rỗi và đang tìm kiếm một công việc với lịch trình linh hoạt thì việc làm việc với nhà tuyển dụng có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Họ biết công ty nào đang tuyển dụng vị trí lâu dài cũng như tạm thời trong lĩnh vực của bạn. Thêm vào đó, họ luôn luôn chú ý đến mức lương và lợi ích mà công ty đó mang lại, và họ có thể thông báo cho bạn về cách để giải quyết với những cuộc đàm phán. Tip: làm việc với nhà tuyển dụng có thể làm tăng độ nhận biết cho resume của bạn đối với những vị trí được tuyển dụng.
“Người tìm kiếm việc làm có thể tiếp cận nhà tuyển dụng thông qua LinkedIn bằng việc sử dụng đồng thời chiến lược chủ động và bị động.” (Dean Kulaweera – một nhà tuyển dụng IT). Chiến lược thụ động hiệu quả khi người tìm việc đã có một profile đúng chuẩn SEO, sẵn sàng để có thể tiếp cận mọi lúc. “Những nhà tuyển dụng thường chú ý rất nhiều những từ khoá” .
Đối với chiến lược chủ động, người tìm việc cần nhận biết được những nhà tuyển dụng chuyên về mảng của họ, bắt đầu một cuộc nói chuyện thật rõ ràng và tiếp cận họ. Theo cách này, bạn có thể ngay lập tức nhận được sự chú ý từ nhà tuyển dụng và bắt đầu quá trình xây dựng mối quan hệ.
👉Công cụ giúp ích cho phương thức chủ động và bị động.
Một trong những cách bị động đáng lưu ý để có thể tiếp cận với nhà tuyển dụng và nâng cao profile của bạn trên LinkedIn đó chính là thông qua chức năng #OpenToWork. Công cụ này bao gồm một lựa chọn là “chỉ chia sẻ với nhà tuyển dụng”. Điều này sẽ giúp thông báo cho những thành viên đã trả tiền để có thể truy cập vào dịch vụ “Nhà tuyển dụng LinkedIn” rằng bạn đang sẵn sàng tìm kiếm một cơ hội việc làm mới. Một thành viên của LinkedIn với chức năng #OpenToWork thì sẽ dễ dàng để nhận biết hơn vì profile của họ sẽ được bao quanh bởi một vòng tròn màu xanh.
👉Cảnh báo:
Những người hiện tại đang có công việc nhưng vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm, cần cẩn thận khi tiếp xúc với chức năng này. LinkedIn bao gồm những bảo mật để ngăn chặn những nhà tuyển dụng đến từ công ty hiện tại của biện hay công ty liên quan nhìn thấy được trạng thái sẵn sàng làm việc (open – to – work) của bạn trên profile. Tuy nhiên không thể đảm bảo hoàn toàn sự riêng tư.
Từ góc nhìn chủ động, LinkedIn mang đến những trải nghiệm tìm kiếm nâng cao. Điều này cho phép thành viên có thể khám phá con người, công việc, những bài đăng, công ty và hội nhóm theo một cách thức tìm kiếm trật tự, hài hoà và có chọn lọc.
👉Sử dụng bộ lọc Linkedin để tìm kiếm nhà tuyển dụng cho một mảng cụ thể.
khi chuẩn bị tiếp cận nhà tuyển dụng trên LinkedIn, hãy lựa chọn cẩn thận từ 5 đến 10 người. Đừng gửi yêu cầu kết nối một cách ngẫu nhiên đến những người có thể không có ý định tuyển dụng trong mảng của bạn hoặc công việc phù hợp với kỹ năng của bạn. Và điện thoại thông minh sẽ không thể cho bạn những sự lựa chọn bạn cần cho quá trình này, vậy nên hãy sử dụng laptop hoặc máy tính bảng.
Đây là cách để sử dụng bộ lọc của LinkedIn để tìm kiếm nhà tuyển dụng.
Ở trong kết quả của bạn, hãy lựa chọn “Connect” với mỗi nhà tuyển dụng mà bạn muốn tiếp cận. sau đó, lựa chọn “Add a note’ và gửi cho họ một tin nhắn. Thêm vào những kết nối xếp thứ nhất, những kết quả này sẽ đưa ra tên của một số người có thể quen thuộc với bạn. Đừng sợ hãi khi yêu cầu được kết nối.
Kulaweera nhận được tin nhắn hằng ngày trên LinkedIn, nhưng hầu hết là rất ngắn và mơ hồ. “Là một nhà tuyển dụng, chúng tôi nhận được tin nhắn hằng ngày, nhưng những tin nhắn của bạn nên gần giống như một chiếc email chứ không phải là tin nhắn giống như WhatsApp hay Facebook”.
Quan trọng: Theo Kulaweera, những tin nhắn của bạn nên giải thích những kỹ năng mà bạn có, những công cụ mà bạn sử dụng và những dự án mà bạn đã tham gia. Những tin nhắn của bạn phải hướng đến một công việc cụ thể và những yêu cầu của nó. “Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn đã nghiên cứu và biết được những yêu cầu cho công việc đó là gì và cách để bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu đó.”, anh nói.
Khi thiết kế cho tin nhắn của bạn, hãy chắn chắn rằng nó có chủ tâm. Bạn có đang kết nối để xây dựng mối quan hệ hay không? hay bạn đang tiếp cận bởi vì bạn biết rằng có một vị trí có thể được lấp đầy và bạn có thể phù hợp với vị trí đó?
👉Một mẫu tin nhắn gửi cho nhà tuyển dụng.
Jennifer Tardy là một trong những người có tiếng nói của LinkedIn năm 2020 (LinkedIn’s Top Voices of 2020) và là một nhà đào tạo tuyển dụng ở nhiều mảng. Trong email gửi cho The Balance. cô ấy đã đưa ra góc nhìn về cách để xây dựng một tin nhắn có thể thu hút được nhà tuyển dụng và chắc chắn rằng họ sẽ dành thời gian để đọc nó. Bên cạnh đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về bản thân, Tardy nói bạn nên thêm vào những điều sau đây:
LinkedIn tiếp tục là một nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp, và được sử dụng phổ biến bởi nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc, hãy hoàn thành profile của bạn và sử dụng công cụ LinkedIn như #OpenToWork để nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những người tìm việc cần có một kỳ vọng đúng thực tế khi tiếp cận với nhà tuyển dụng. Nếu một nhà tuyển dụng không tìm kiếm một ai đó với kỹ năng giống như bạn, họ sẽ không xem bạn là sự ưu tiên. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị loại bỏ, nhưng đừng cá nhân hoá mọi việc. Thay vào đó hãy cân nhắc đó là một phần của một mối quan hệ, hoặc giống như một sự đầu tư nơi bạn không nhận được một sự đền đáp ngay tức thì.
________________________________________
Shortlink: https://icoursevietnam.com?p=1262
Trong kỷ nguyên số, các công cụ AI như ChatGPT và Gemini đang làm thay đổi cách chúng ta làm việc và học tập. Việc nắm vững cách sử dụng những công cụ này sẽ mang lại một lợi thế lớn cho công việc học tập cũng như sự nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn […]
Trong thời đại số, một website chuyên nghiệp là điều bắt buộc cho mọi doanh nghiệp. Muốn thành công trong công việc, bạn cần biết cách tạo ra một trang web ấn tượng, đáp ứng được thị yếu khách hàng. Tham gia khóa học tạo web trên Coursera ngay hôm nay để trang bị cho […]
📍 THÔNG TIN CHUNG Tên khóa học: “Storytelling Through Your Lens – Nghệ Thuật Kể Chuyện Bằng Hình Ảnh” Hình thức học: Trực tiếp Thời gian: Từ 9:00 – 17:00 trong 2 ngày 19/11 và 22/11 Địa điểm: Tòa nhà Liên Hợp Quốc, 304 Kim Mã, Hà Nội Đối tượng tham gia: các bạn từ […]
Khóa học tổng quan về những yếu tố phổ biến và quan trọng nhất của hệ thống tài chính – lãi suất. Tìm hiểu lý do tại sao lãi suất luôn là thước đo chính trong việc xác định giá trị của mọi thứ, khám phá ảnh hưởng thay đổi của lãi suất; tác động của […]
Bạn có hứng thú với việc du học tại Pháp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Coursera, nền tảng học trực tuyến hàng đầu thế giới, cung cấp khóa học miễn phí “Étudier en France” giúp các bạn tìm hiểu sâu về hệ thống giáo dục và văn hóa Pháp, cũng như cách tận […]
Bạn đang tìm kiếm khoảnh khắc bình yên và sáng suốt trong tuần? Hãy tham gia cùng chúng tôi để tham gia buổi thiền nhóm có hướng dẫn miễn phí hàng tuần trên toàn thế giới được thiết kế để giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và kết nối với bản thân bên […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 19 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Peter Childs (Imperial College London) 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Giới thiệu về các nguyên tắc của sự sáng tạo Công cụ sáng tạo […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 2 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Ishita Sinha 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Giới thiệu + Đăng nhập vào Google Ads Thiết lập Chiến dịch Đầu tiên Tạo Cấu trúc […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 15 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Michael Worthington 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Giới thiệu về khóa học Tuần 1: Những điều cơ bản của việc tạo hình ảnh Tuần […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 18 giờ (3 tuần, mỗi tuần 6 giờ) Đối tượng: Người mới bắt đầu Đơn vị phát triển: Đại Học Edinburgh 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Nhận thức luận Triết học khoa học Triết học […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 15 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Dr. Barbara Oakley, Dr. Terrence Sejnowski 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Bài 1: Học tập là gì? Bài 2: Phân đoạn Bài 3: Sự […]
Bạn có biết rằng cứ 8 người thì có 1 người không bao giờ cảm thấy được kiểm soát khi làm việc không?Đó không phải là một con số nhỏ; đó là một phần đáng kể của lực lượng lao động liên tục chìm trong các nhiệm vụ. Và trong khi có một hệ thống […]
IELTS Advantage là một nền tảng giáo dục trực tuyến chuyên cung cấp các khóa học và tài liệu luyện thi IELTS, được thành lập bởi Chris Pell. Bạn học có thể tìm kiếm tài liệu miễn phí về các bài viết và video hướng dẫn về các kỹ năng cần thiết cho IELTS. 📌 […]
Bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn từ vựng hay cấu trúc câu để viết bài IELTS? Đừng lo lắng! Khóa học “IELTS Writing 5-day Challenge” của IELTS Advantage sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. 🔎 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: IELTS Advantage Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời gian: 5 ngày […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Udemy Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Nguyên tắc cơ bản của Scrum Sự khác biệt giữa cách tiếp cận thích ứng và dự đoán trong phát triển Đặc điểm chính của nhóm Scrum Các khái niệm về phát triển lặp lại và […]
Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu bạn có thể chuẩn bị một bài thuyết trình trong vài phút? Sẽ như thế nào nếu bạn có thể tạo ra một bài thuyết trình mang lại tác động và kết quả to lớn? Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, căng thẳng và cũng […]