Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến chúng ta bằng rất nhiều khía cạnh – sức khỏe, cảm xúc, kinh tế, xã hội, và tâm lý. Chúng ta đang phải trải qua những khó khăn gây ra bởi loại virus này, bao gồm cả bệnh tật và sự gián đoạn trong cuộc sống thường ngày.
Khi đối mặt với bất kì loại khủng hoảng nào, nỗi sợ và lo lắng thường không thể tránh khỏi. Đây là những phản ứng tự nhiên của cơ thể đáp lại các thử thách có vẻ nguy hiểm và không chắc chắn.
Chúng ta rất dễ bị lạc trong nỗi sợ hãi và ám ảnh về tất cả những thứ đang vượt khỏi tầm kiểm soát, ví dụ như điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, con virus này ảnh hưởng đến chúng ta, người thân của chúng ta, cộng đồng, đất nước, và thế giới như thế nào. Mặc dù những suy nghĩ này đến rất tự nhiên, nó không hề tốt chút nào. Chúng ta càng tập trung vào những thứ không thể kiểm soát, chúng ta sẽ càng cảm thấy vô vọng.
Sức khỏe tinh thần không phải là vấn đề của một ai đó. Nó là vấn đề của cả chúng ta trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời – và trong thời kỳ đại dịch, số người gặp phải vấn đề tâm lý đã tăng một cách dễ hiểu.
Áp lực, lo lắng, rối loạn lo âu là những thứ rất nguy hiểm khi phải đối mặt hàng ngày – và còn nguy hiểm hơn rất nhiều khi nó được gây ra bởi đại dịch. Nó khiến chúng ta khó tập trung vào chính bản thân, tuy nhiên vẫn có những phương pháp để bạn cải thiện tinh thần của mình được đề cập trong bài viết này.
Chúng ta không thể kiểm soát những thứ ở tương lai. Cũng không thể kiểm soát đại dịch, kinh tế thế giới, hay cách chính phủ đối phó với tình hình hiện tại. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát những điều chúng ta làm, và điều này rất quan trọng, bởi lẽ nó có thể tạo ra sự khác biệt cho chính chúng ta và cả những người xung quanh.
Tập trung vào điều chúng ta có thể kiểm soát sẽ giúp duy trì sức khỏe trong quá trình cách ly hay giãn cách.
Phương pháp thứ 2 là chú ý và nhận biết sự bất ổn trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn, dừng lại đôi chút, và tập thở. Hãy tự nhủ rằng nỗi lo âu chỉ là một suy nghĩ, nó không phải sự thật. Bạn không nhất thiết phải tin tất cả những gì bạn nghĩ.
Suy nghĩ này sẽ mất đi, và bạn cũng chẳng cần phải đáp lại nó hay làm bất cứ thứ gì liên quan đến nó. Hãy tưởng tượng suy nghĩ đó sẽ trôi đi như một bong bóng hay một đám mây vậy!
Chánh niệm là tìm kiếm sự tỉnh thức trong khoảnh khắc hiện tại, bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, trạng thái cơ thể, và giác quan của bạn, đồng thời khơi gợi sự cởi mở, tò mò, và sự chấp nhận.
Có nhiều cách để thực hành chánh niệm. Đây là một cách đơn giản bạn có thể thử:
Khám phá và kết nối với khoảnh khắc thực tại. Chú ý đến hơi thở của bạn, đếm số hơi thở thật chậm rãi, và cảm nhận hơi thở đi vào mũi và thoát ra từ miệng. Cố gắng đếm đến 20 hơi thở sâu. Mục đích của việc này là giữ cho tâm trí bình tĩnh khi sử dụng 5 giác quan để cảm nhận môi trường xung quanh thay vì những suy nghĩ độc hại.
Chánh niệm giúp bạn trở thành một người quan sát sắc sảo. Khi bạn nhìn xung quanh và chú ý đến những gì bạn thấy, nghe, chạm, ngửi, tất cả mọi thứ sẽ được hấp thụ bởi cả 5 giác quan của bạn. Bạn cũng có thể đặt hẹn giờ trong vài phút, nhắm mắt lại, tận dụng 5 giác quan của mình để tưởng tượng ra một khung cảnh bạn đã từng trải qua, một kì nghỉ bạn vô cùng yêu thích chẳng hạn.
Lo lắng và áp lực gây hại cho chúng ta, và đồng thời, nó cũng khiến chúng ta đánh giá thấp khả năng chịu đựng áp lực của bản thân. Tất nhiên, sẽ vô cùng khó khăn để đối mặt với chúng trong thời kỳ đại dịch, nhưng bạn cần ghi nhớ rằng bạn đang và vẫn sẽ làm điều đó.
Một cách bạn có thể đối diện với lo âu và rèn luyện khả năng là tưởng tượng ra nó. Hít một hơi thật sâu và đếm đến 5, giữ hơi thở trong vài giây trước khi thở ra bằng miệng. Làm lại động tác này vài lần.
Sau đó, hãy nhớ lại một lần bạn phải đối mặt với áp lực và khó khăn, hãy nhớ xem đó là sự kiện nào, bạn cảm thấy như thế nào ở thời điểm đó, những thứ bạn có thể tự nhủ với bản thân là gì, và bạn có chịu đựng được nó hay không. Rồi hãy nhớ lại thật kĩ về những thứ bạn có thể làm để giải quyết vấn đề, kết cục nó ra sao, và sau đó bạn cảm thấy như thế nào.
Hãy chú ý đến khả năng dự đoán những thử thách sắp tới của bạn tại thời điểm đó – và mọi chuyện đã kết thúc tốt hơn bạn nghĩ như thế nào.
Một cuộc sống không có cảm xúc khó chịu thật sự là bất khả thi. Cảm xúc tiêu cực là điều bình thường và là một phần quan trọng trong cuộc sống này. Không có loại cảm xúc nào bị coi là vô dụng, và chúng đóng vai trò như một nguồn thông tin đối với chúng ta.
Cố gắng từ bỏ những cảm xúc tiêu cực và thay thế chúng bằng những thứ tích cực hơn là một ý tưởng tuyệt vời. Nó khá hợp lý bởi vì ai lại muốn trở nên buồn bã và chịu đựng đau thương, đúng chứ?
Tuy nhiên, việc phủ nhận cảm xúc của bạn thật không hiệu quả chút nào. Hiểu chúng, chịu đựng chúng, và điều tiết chúng mới là điều nên làm. Đây là những việc bạn có thể làm để bình tĩnh và làm dịu bản thân:
Chấp nhận cảm xúc của bạn, biết rằng nó xuất hiện là có lý do, cho phép nó tồn tại ở đó, bạn sẽ hòa hợp với nó. Nên nhớ rằng những khó khăn chính là một phần của cuộc sống này.
Nhận biết và gọi tên được các cảm xúc bạn đang trải qua bằng cách nói rõ “Tôi đang giận dữ”, “Tôi đang bị ngợp”, “Tôi đang lo lắng”, và “nó bắt nguồn từ (lí do bạn cảm thấy như vậy)”.
Hiểu rằng những cảm xúc bạn đang có lúc này chỉ là tạm thời thôi. Cảm xúc sẽ đến rồi đi, bạn không thể nhớ hết được những lúc nó trở nên mạnh mẽ đâu.
Hỏi chính mình “Mình cần phải làm gì bây giờ?”, “Cần phải giải quyết loại cảm xúc này bằng cách nào?”, “Cần làm gì để nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình?”, “Mình có cần một thứ gì đó để quên đi cảm xúc này hay không, ví dụ như muốn ở một mình, muốn ngắm cây cảnh, hoac muốn nói chuyện với bạn bè?”
Nghĩ về những thứ có ích đối với bạn. Điều gì sẽ phù hợp với bạn nhất trong thời điểm đó?
Khi chúng ta đối mặt với những khó khăn, mọi thứ dường như đều trở nên tiêu cực. Trong thời kỳ đại dịch, rất nhiều ý nghĩ tiêu cực đang xuất hiện, và rất khó để bản thân không bị lạc trong đống suy nghĩ ngổn ngang đó.
Nhiều người khuyên chúng ta nên tích cực hơn, nhưng điều đó đâu phải dễ!
Ép buộc bản thân để có những cảm xúc tích cực không hiệu quả chút nào, và rất khó để thành công. Việc làm này sẽ khiến bạn cảm thấy bạn giống như một kẻ thất bại vậy, vì nó bắt bạn phải tích cực, trong khi bạn không thể, và bạn lại quay sang chỉ trích bản thân mình.
Thay vì vậy, hãy tìm kiếm sự cân bằng. Đối mặt với sự tiêu cực, nhưng cũng phải nhìn nhận những sự tích cực.
Nhận ra những điều tốt đẹp trong khả năng của bạn. Đừng bắt ép bản thân khi bạn đang cảm thấy hoàn toàn ngược lại.
Hãy nhớ rằng không ai tích cực mọi lúc mọi nơi đâu – và điều này hoàn toàn bình thường. Cảm xúc là vô vàn, và đó cũng là những thứ hình thành nên con người.
Cố gắng tập trung vào những điều ý nghĩa, những điều bạn cần làm, đang làm, hoặc làm những điều bạn muốn. Hãy đắm mình vào những công việc đáng giá và dùng sức mạnh của bản thân để đạt được mục tiêu đó.
Đây là một số câu bạn có thể dấn thân hơn vào công việc:
Áp dụng cách sống thường ngày vào cuộc sống mùa dịch thật khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản chúng ta tận hưởng cuộc sống này. Những phương pháp trên sẽ giúp các bạn đối phó với áp lực gây ra bởi dịch bệnh.
Shortlink: https://icoursevietnam.com?p=871
Trong kỷ nguyên số, các công cụ AI như ChatGPT và Gemini đang làm thay đổi cách chúng ta làm việc và học tập. Việc nắm vững cách sử dụng những công cụ này sẽ mang lại một lợi thế lớn cho công việc học tập cũng như sự nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn […]
Trong thời đại số, một website chuyên nghiệp là điều bắt buộc cho mọi doanh nghiệp. Muốn thành công trong công việc, bạn cần biết cách tạo ra một trang web ấn tượng, đáp ứng được thị yếu khách hàng. Tham gia khóa học tạo web trên Coursera ngay hôm nay để trang bị cho […]
📍 THÔNG TIN CHUNG Tên khóa học: “Storytelling Through Your Lens – Nghệ Thuật Kể Chuyện Bằng Hình Ảnh” Hình thức học: Trực tiếp Thời gian: Từ 9:00 – 17:00 trong 2 ngày 19/11 và 22/11 Địa điểm: Tòa nhà Liên Hợp Quốc, 304 Kim Mã, Hà Nội Đối tượng tham gia: các bạn từ […]
Khóa học tổng quan về những yếu tố phổ biến và quan trọng nhất của hệ thống tài chính – lãi suất. Tìm hiểu lý do tại sao lãi suất luôn là thước đo chính trong việc xác định giá trị của mọi thứ, khám phá ảnh hưởng thay đổi của lãi suất; tác động của […]
Bạn có hứng thú với việc du học tại Pháp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Coursera, nền tảng học trực tuyến hàng đầu thế giới, cung cấp khóa học miễn phí “Étudier en France” giúp các bạn tìm hiểu sâu về hệ thống giáo dục và văn hóa Pháp, cũng như cách tận […]
Bạn đang tìm kiếm khoảnh khắc bình yên và sáng suốt trong tuần? Hãy tham gia cùng chúng tôi để tham gia buổi thiền nhóm có hướng dẫn miễn phí hàng tuần trên toàn thế giới được thiết kế để giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và kết nối với bản thân bên […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 19 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Peter Childs (Imperial College London) 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Giới thiệu về các nguyên tắc của sự sáng tạo Công cụ sáng tạo […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 2 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Ishita Sinha 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Giới thiệu + Đăng nhập vào Google Ads Thiết lập Chiến dịch Đầu tiên Tạo Cấu trúc […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 15 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Michael Worthington 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Giới thiệu về khóa học Tuần 1: Những điều cơ bản của việc tạo hình ảnh Tuần […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 18 giờ (3 tuần, mỗi tuần 6 giờ) Đối tượng: Người mới bắt đầu Đơn vị phát triển: Đại Học Edinburgh 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Nhận thức luận Triết học khoa học Triết học […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Coursera Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời lượng: 15 tiếng Đối tượng: Người mới bắt đầu Người hướng dẫn: Dr. Barbara Oakley, Dr. Terrence Sejnowski 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Bài 1: Học tập là gì? Bài 2: Phân đoạn Bài 3: Sự […]
Bạn có biết rằng cứ 8 người thì có 1 người không bao giờ cảm thấy được kiểm soát khi làm việc không?Đó không phải là một con số nhỏ; đó là một phần đáng kể của lực lượng lao động liên tục chìm trong các nhiệm vụ. Và trong khi có một hệ thống […]
IELTS Advantage là một nền tảng giáo dục trực tuyến chuyên cung cấp các khóa học và tài liệu luyện thi IELTS, được thành lập bởi Chris Pell. Bạn học có thể tìm kiếm tài liệu miễn phí về các bài viết và video hướng dẫn về các kỹ năng cần thiết cho IELTS. 📌 […]
Bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn từ vựng hay cấu trúc câu để viết bài IELTS? Đừng lo lắng! Khóa học “IELTS Writing 5-day Challenge” của IELTS Advantage sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. 🔎 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: IELTS Advantage Ngôn ngữ: Tiếng Anh Thời gian: 5 ngày […]
📌 THÔNG TIN CHUNG Nền tảng: Udemy Học phí: Miễn phí Hình Thức: Online Ngôn ngữ: Tiếng Anh 📌 NỘI DUNG KHÓA HỌC Nguyên tắc cơ bản của Scrum Sự khác biệt giữa cách tiếp cận thích ứng và dự đoán trong phát triển Đặc điểm chính của nhóm Scrum Các khái niệm về phát triển lặp lại và […]
Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu bạn có thể chuẩn bị một bài thuyết trình trong vài phút? Sẽ như thế nào nếu bạn có thể tạo ra một bài thuyết trình mang lại tác động và kết quả to lớn? Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, căng thẳng và cũng […]